“Nhờ Bonsai, tôi ” khám phá” ra được cái thần của những cây (tôi ngắm)”
(nguyên văn: ” Through Bonsai, I discovered the spirit of trees”)
Hồn cây ở đâu?
Danh từ “hồn ” mình (ở bài này mình là chỉ bác Vũ Hưng) dùng ở đây chỉ có ý nghĩa: cái xác (vật thể) có
sự sống.
Với quan niệm bình thường thì chúng ta vẫn bảo “người sống là có hồn đi kèm. Người chết là hồn lìa khỏi xác”. Còn thì những sinh vật khác (kể cả cây cối) không có “hồn” kiểu như con người (?).
Chuyện đúng sai thì tùy quan niệm (tôn giáo, triết lý sống…) của mỗi bạn. Mình không hề có ý lạm bàn. Mình chỉ muốn xem: Hồn là biểu hiện của sự sống, thế thôi.
Thành thử, mình vẫn giữ ý niệm: cái cây nó sống, vậy nó có hồn rồi!
Nhưng mà, nột người bình thường vốn đang có hồn đi kèm. Nếu chẳng may người đó “bị bệnh tương tư”. Trông thì cũng ăn cũng ngủ nhưng ngủ chẳng yên giấc, ăn chẳng biết ngon, đặt đâu ngồi đó, thiếu hẳn
nét sinh động. Thế là chúng ta hay bảo: “như người mất hồn”. Tức là thân xác thì ở đó mà hồn ở tận đâu đâu.
Còn giả như, tệ hơn nữa, người đó bị bệnh phải nằm trên giường nhà thương và mê man chả biết gì (vì thuốc men). Vậy có phải là hồn đã chân trong chân ngoài thân xác. Coi như con người trên giường kia chả
còn 100% thuộc về cuộc sống bình thường.
Tóm lại : theo mình, “hồn” (ở đây) là biểu hiện cho “có sự sống” (dĩ nhiên phải là sống khỏe mạnh như một người bình thường, chứ mà bệnh hoạn kiểu nào thì cũng “chả còn hồn”).
Ví dụ với những cây nhỏ như thế này nhưng chỉ cần nó biểu lộ sự tươi vui. (Bạn đừng quên rằng cây chỉ tươi vui khi khỏe mạnh)
Thì mình lập tức thấy nó có hồn.
Chứ còn cái kiểu mà uốn vặn cho lắm (thì đặc sắc thật đấy), nhưng chắc gì đã có hồn
(nếu như cây nó đang rên xiết quằn quại trong chậu ?).
Vậy cây có hồn và nét đẹp nghệ thuật của cây có gì xung khắc không?
Có thể là có đấy!
Đó là quan niệm của cá nhân mình.
Cũng chả phải vô duyên vô cớ mà có bậc Thánh Nhân đã bảo:
“Nếu không có “tâm hồn trẻ thơ ” thì chả vào được Thiên Đường!”
Thành ra chắc hẳn đám trẻ con và người lớn dưới đây có cách ngắm nhìn cây khác nhau nhiều lắm.
Dù là ai ngắm, thì việc đầu tiên là cái cây “phải sống tươi vui trong cái chậu nhỏ xíu cái đã”.
Chứ còn, bạn có “đặt ra mục đích, tiêu chí” gì chăng nữa cho “tác phẩm bonsai tương lai” của bạn:
“…Tác phẩm anh tạo ra cần có tiêu chí và chủ đề. Cây không có chủ đề thì như người không tên. Gọi chung là đồng loại bác ạ.”
Mà người xem ngắm cây:
- lúc nó còn đang “quằn quại” dưới “gông cùm ” của dây quấn…
- lá xụi lơ hay lơ thơ vì cắt tỉa…
thì khó mà nói được là nó có hồn. Ví như cái cây tí tẹo này mà không có mấy cái đọt chồi ở ngọn cành
thì cái kiểu “hoa tàn gục đầu” ắt là cho chúng ta cái cảm giác: hồn sắp lìa xác cây?
Tóm lại, cây chỉ có hồn khi nó tươi vui khỏe mạnh, chồi đang nhú, ngọn đang ngỏng lên, lá đang xanh mướt, hoa đang nở rộ…
Thế tại sao chả thấy người Tây phương, hoặc Nhật Bản, nói chuyện “hồn cây” ?
Nếu từng đọc qua một số bài viết về Bonsai của người Âu Mỹ, hoặc ngay cả những người Nhật Bản, bạn sẽ chả thấy họ đề cập gì đến “hồn cây” như chuyện chúng ta đang nói ở đây.
Lý do đơn giản : Bonsai là một tác phẩm sống.
Cho nên thay vì nói chuyện: có hồn hay không có hồn. Thì họ chỉ nói: cây sống. Còn chuyện cây chết, cây bệnh hoạn (hồn đã chân trong chân ngoài) thì đương nhiên là chả nói tới làm gì.
Thế nhưng, cách nói của người phương Tây nó thực tế hơn chúng ta nghĩ một chút. Họ “khen” cái cây “bonsai có “hồn” bằng một cụm từ nhưng hàm 2 ý.
“She looks happy in the tiny pot!” ( hoặc ngắn gọn: She looks happy!)
Điều đó có nghĩa khẳng định rằng: cái cây (đang sống) tươi vui trong cái chậu con con.
Hai ý của câu văn trên là :
a. cái cây sống (sống khỏe mạnh)
b. tươi vui = cái cây nó thích sống trong cái chậu như vậy!
Mà nếu chỉ khen như vậy cho cái cây trồng trong chậu thì cốt lõi chỉ là “khen người trồng mát tay” (greenthumb) chứ chả đề cập gì chuyện mỹ thuật cả.
Theo: Lê Đức Thiện - bonsaininhbinh.com
Nhận xét