Đây là cây Shimpaku ban đầu của bác Lê Xuân- một Việt Kiều tại Mỹ:

 

Sau khi cắt tỉa lần 1 nhìn đã gọn hơn nhiều:

Tuy nhiên nhìn tàn lá vẫn còn rậm rạp quá. Để trông cây được giống như một cây “đại thụ đầu non” bị gió thổi liên tục theo một hướng, ta nên tỉa tàn mỏng hơn nữa và làm jin một số cành:
A : cắt bỏ , tạo jin. Tác động mạnh mẽ của gió khiến cho cây oằn mình sang bên phải và cành nào ngược gió sẽ bị gãy tạo thành jin.
B : tỉa thật mỏng, gần như chỉ còn cành (để phía trái thật nhẹ)
C: tỉa thật mỏng . Đỉnh cây thưa thớt chứng tỏ nắng gió dữ dội (thì cây mới có thân vặn và trơ jin như thế). Có một lưu ý nhỏ trong nguyên tắc làm ngọn, đó là ví dụ trường hợp “cây có hướng chuyển động sang mé trái” như thế này thì ta cần làm ngọn dốc về bên trái và thoai thoải hơn ở bên phải. Làm như vậy cây sẽ uyển chuyển hơn.
D: Ba cành này quá dày và đều nhau quá. Giữ lại cành rơi dưới cùng là đủ . Ba cành này cần mỏng dần lên đỉnh và chiều dài (ngọn nhô ra) so le cho tự nhiên hơn.
Nhìn tổng thể tàn lá, cây sẽ trĩu về bên trái, phía cành rơi tạo thành tam giác lệch. Kết quả ta sẽ có cây tương tự thế này.

Một số lưu ý:

  • Tránh không để jin bên mé trái (không hợp lý khi có cành xanh tốt mà lại lẫn jin)
  • Cây Tùng già, phần dưới (mặt dưới) tán lá chả bao giờ có lá mọc (không nắng gió).
  • Cây không jin như cờ không gió (câu mình tự chế thôi). Jin tức là phần gỗ còn lại sau khi cành bị chết đi và mưa nắng bào mòn. Trong phong cách chơi cây nước ngoài, jin gần như là bắt buộc phải có bởi không có chứng tỏ cây chưa từng trải gió sương, chưa hứng chịu đau thương của cuộc đời.

Tác giả Vũ Hưng - Theo: Lê Đức Thiện - bonsaininhbinh.com

Nhận xét