Dáng thác đổ nói chung là một trong những dáng cây được ưa thích nhất, Nó có giá trị cao vì thời gian tạo tác lâu và khó làm, khó kiếm phôi đẹp...
Để có 1 cây Bonsai dáng thác đổ đẹp và cân đối, rút ngắn thời gian nuôi cần trồng đúng cách. Sau một số lần thăm vườn của Chú Thắng mình rút ra 1 số vấn đề xin chia sẻ với các Bạn mới chơi (Mới nhập môn Bonsai).
- Chọn phôi: Để tìm được 1 phôi dáng thác đổ rất khó tìm. Bởi vị trí để cây mọc dáng đổ ở tự nhiên không nhiều, Chủ yếu ở vách núi. Vì vậy đa số là trường hợp chọn 1 cây trực lắc, co chữ C làm dáng thác đổ. Như cây bên trên, Đoạn thân lớn ban đầu là cây phôi. Ở linh sam bộ rễ tương đối dễ nuôi và chỉnh sửa nên nếu bạn gặp một cây phôi với co như vậy và có rễ lớn nổi trên mặt đất (chĩa lên trời) thì cũng không vấn đề gì. Bộ rễ lớn ban đầu dừng như không sử dụng về sau .
- Cách nuôi cây phôi: Sau khi chọn được phôi như ý nếu cho đổ ngay thì cây sẽ phát rất chậm, đặc biệt là ở phần ngọn cây, rễ cây. Do khu vực đó tán cây nhận được nắng gió không nhiều. Vì cậy cách tốt nhất là trồng cây thẳng lên trên như dáng trực lắc.
Cây định hướng thác đổ, dựng đứng để cây phát triển mạnh, có bộ rễ tơ tốt
demo tương lai của em nó. Nhưng quá trình cho đổ từ từ từng giai đoạn đồng thời nuôi rễ, chi cành chứ chưa để mức độ đổ thành phẩm
Ở giai đoạn đầu này không nên cắt tỉa nhiều mà hãy để cây phát triển cành, chồi tự nhiên. Mục đích là để có bộ rễ tơ nhiều và mạnh.
Các Bạn chú ý bộ rễ tơ, Các rễ lớn đã được cắt đi và xây dựng bộ rễ mới
Sau khi cây phát triển tốt và có bộ rễ mạnh ta nới bộ rễ lên dần và trồng cây nghiên đổ từ từ qua từng giai đoạn dài để cây có thể thích nghi tổng thể ( Cả bộ rễ thích nghi theo) và để cây có điều kiện phát triển tốt nhất như đã nói ở trên là nếu đổ càng sâu thì càng chậm phát triển ở phần ngọn cuối. Song song quá trình này là cắt phần rễ to không cần thiết và phần rễ chọc lên trời. Đồng thời cùng chọn vị trí cành, cốt cành để định hướng bộ tàn sau này.
Mức độ Ưu tiên cao từ ngọn dưới đến cành thứ 2 trở đi ( Vì phần cao nhất - ngọn trên) có điều kiện tốt hơn, phát triển mạnh mẽ hơn, xây dựng nhanh hơn nên để nuôi sau cùng. Qúa trình nuôi luôn thả cành mồi ở đầu ngọn, Phần này quá trình tỉa cây hạn chế tối đa việc cắt đi mục đích là để thân chính phía ngọn và cành cấp 1 được to để phù hợp tỷ lệ với phần phôi ( Thân cây ban đầu).
Trong quá trình nuôi, bộ rễ cây cho nổi lên dần. Các Bạn có thể cơi quanh bộ rễ như hình bên dưới để giữ ẩm và cho phần rễ lộ thiên không bị nắng cháy tổn thương cũng như thích nghi từ từ.
Trong phần cơi quanh bộ rễ đó các Bạn có thể dùng dớn chuyên dùng cho phong lan
- Đất trồng:
Đối với cây đã sống khỏe: 30% tro trấu, 20% mụn dừa, 30% cát to, 20% dớn lan ( Đây là công thứ tham khảo. Tùy vào điều kiện của từng địa phương mà sử dụng công thức hợp lý). Hoặc công thức 70% cát hạt lớn, 10% Tro trấu đen, than tổ ong 20% .
Đối với cây phôi mới khai thác: 100% cát.
Chúc các Bạn thành công nhé, Nếu còn thắc mắc vấn đề gì liên hệ mình 0977.808.766 - Mr Sáu Online
Nhận xét