Lược dịch bởi KS Vũ Hưng, từ Tạp chí Bonsai Today số đặc biệt về Juniper, số 57, năm 1998.

Bốn bước đơn giản sẽ là

  1.  Ngắt bỏ (làm sạch) mọi lá già, lá ngắn trên thân cành.
  2. Quấn dây, tỏa chi thứ ra như xòe quạt.
  3. Uốn cho cành trĩu xuống.
  4. Vuốt đầu ngọn cành cong lên.

(Nói gọn : làm sạch, tỏa chi, uốn xuống, vuốt ngọn).

Bước thứ nhất: Vệ sinh cành tùng

Làm sạch bằng cách ngắt (hoặc cắt) bỏ mọi đọt lá nhỏ xuất hiện từ thân của cành, kể cả các lá già và toàn bộ những chi thứ chúi đầu xuống đất. Nếu nhìn ngang các bạn sẽ thấy nó thể hiện thế này:

Nếu xét trên một mặt phẳng song song mặt đất, chúng ta thấy có những chi thứ nằm ngang thân cành, có chi chĩa lên trời và có chi chĩa xuống đất. Những chi chĩa xuống đất được cắt bỏ:

Hình dưới, cành Tùng chỉ còn lại những chi thứ chĩa lên trời và những chi mọc ngang với thân cành. Cắt xong sẽ thế này:

Tiếp tục làm sạch: Dùng kéo tỉa bỏ những cụm lá rậm rạp như dưới đây:

Tiếp theo, dùng tay hoặc kéo ngắt bỏ hết những lá, chi thứ yếu ớt, lơ thơ mọc ra từ thân của cành:

Ngắt xong chi yếu, nhìn cành tùng sẽ thoáng như thế này:

Tóm lại, hãy tỉa lá tùng thật thoáng, chỉ giữ lại những chi khỏe mạnh mà bạn chắc chắn rằng chúng sẽ thành cành nhánh trong tương lai. Những chi yếu chúng sẽ cứ thế trong vài năm rồi rụng đi, vĩnh viễn không bao giờ mạnh lên được bất kể bạn chăm chúng cách nào. Trong hình dưới, những chi càng ở bên phải thì càng mạnh khỏe.

Sau khi có cành Tùng sạch gọn, chúng ta thực hiện chuyện làm sạch kế tiếp: Bấm ngọn. Trước khi bấm ngọn, bạn thấy những đọt non vọt tương đối mạnh mẽ. Bạn hãy dùng tay bấm bỏ những ngọn vượt này cho tới vùng biên của lá (bỏ những khoanh màu xanh trong hình dưới)

Một số điều cần lưu ý:

  • Nếu cành không có những đọt non phát triển như hình trên, có nghĩa là cây Tùng chưa phát triển mạnh.
  • Cây chưa phát triển thì tránh không nên làm công việc tỉa, uốn tàn lá.
  • Cây chưa mạnh mà bạn uốn tỉa thì nó càng yếu. Chuyện chết cành rất dễ xảy ra. Và chuyện cây lấy lại sức cũng sẽ rất khó, rất chậm. Lý do là không có đọt phát triển thì sẽ không có chóp rễ phát triển.
  • Nếu thấy cây yếu (không vọt đọt) mà bạn tống phân vào thì nó sẽ càng yếu thêm

Vậy cây yếu thì nên làm gì? Bạn nên: Xem lại lỗ thoát nước, xem lại chế độ tưới và ánh sáng(nên điều chỉnh sao cho sáng tưới, chiều về còn hơi ẩm là tốt), có thể xem xét việc đặt cây vào chậu to hơn (không đụng gì tới bầu đất), nhặt bớt lá già/khô/chúc xuống cho thoáng tàn (nhưng không động tới chồi vượt và không uốn).

Cuối cùng, dùng bàn chải sợi kim loại (sợi đồng là vừa, tránh dùng sợi thép quá bén có thể làm hư xước lớp nhu mô vỏ màu đỏ) tẩy sạch lớp vỏ mỏng đang bong dần ở thân cành:

Bước thứ 2: Quấn dây, xòe tàn

Khi cành đã gọn sạch, bạn nhìn từ trên xuống hoặc nhìn ngang đã vừa ý, chúng ta bắt đầu quấn dây. Thông thường người ta dùng cỡ dây 1,5 mm.
Trước khi quấn:

 

Sau khi quấn dây:

 

Tỏa đều các chi thứ của cành. Bạn có thể kiểm soát lại mật độ phân bố lá trên cành sao cho mọi điểm trong ngoài có mức dày dặn tương tự nhau. Nhìn ngang, các bạn thấy mật độ lá thưa dần từ gốc tới ngọn. Vùng ngọn có sức tẳng trưởng mạnh nhất, cho nên, vùng này ít lá hơn vùng gốc sẽ giúp cho toàn cành có mức tăng trưởng tương đối cân bằng.
Kết quả:

Bước thứ ba: Uốn cành

Để có thể thấy rõ hơn bước thứ ba và thứ tư của phương pháp làm tàn cây Tùng kiểu Kimura, mời các bạn theo dõi kiểu làm của ông Kimura trên một cây Tùng nho nhỏ sao cho nhanh chóng thành dáng dấp một cây Tùng già khú đứng đầu non ngọn gió: cành xệ xuống, nhưng ngọn cành vẫn vươn lên chứng tỏ sự sống vẫn mạnh mẽ trước thiên nhiên.

Cây khởi đầu như thế này:

Sau đó là làm vệ sinh sơ bộ, quấn dây ta được cây thế này:

Nhìn cây chỉ còn lơ thơ vài cành, nhưng đó là những cành khỏe nhất. Nhờ xếp chi tỏa đều, những điểm phát tán của ngọn chi thứ trong cành sẽ đủ điều kiện phát triển tốt: nắng, gió, không gian… (không chi nào che chắn chi nào).
Phần ngọn um tùm cũng được tiến hành vệ sinh. Sau khi thu gọn, bạn thấy có một cành khá to ở phía mặt sau. Thế là cần tỉa bạo hơn nữa cho thật mỏng (cành lớn này là kết quả của tăng trưởng mạnh vùng đỉnh. Nếu không được tỉa thật thưa, mỏng, nó sẽ rút hết sức phát triển của cây. Điều này sẽ khiến những cành nhỏ ở dưới trở nên yếu dần và có thể chết).

Sau khi quấn dây, uốn cành thì ngọn trông thế này:

Bước thứ 4: Vuốt ngọn cong lên

Bạn còn nhớ ở bước 1 ta phải tỉa hết mọi chi hướng xuống đất không? Bởi vì đặc điểm sinh lý của tùng cần “lá ngửa hứng sương” thì mới khỏe được. Do đó bạn phải nắn vuốt làm sao cho mọi lá của cây đều hướng lên trời. Hình ảnh dưới đây cho ta thấy sự khác biệt khi cành được uốn, phía đầu ngọn có hướng lên trên:

Cuối cùng ta có thành quả:

Theo: Lê Đức Thiện - bonsaininhbinh.com

Nhận xét