Định nghĩa về cây “Dáng làng” – Cách làm cây “Dáng làng”
Từ thủa xa xưa, hình ảnh cây đa đầu làng đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam khu vực miền Bắc. Hình ảnh cây đa bên nước sân đình mang lại cảm giác yên bình và thật nên thơ để từ đó ông cha ta đã tạo ra rất nhiều tác phẩm cây cảnh mang chủ để “Dáng làng” thân thuộc.

Trong nghệ thuật bonsai hiện đại, giới trẻ Việt Nam đã và đang tạo ra được những cây bonsai dáng làng vừa kế thừa được nét tinh túy của ông cha để lại vừa tiếp thu được những nét đẹp của bonsai thế giới mang lại.


Định nghĩa cây dáng làng
Cây bonsai được gọi là dáng làng nếu đạt đủ các tiêu chí sau: 

+ Cây có bóng dáng của một cây cổ thụ, già nua, sức sống mạnh mẽ, vững chãi, giống như ngoài thực tế những cây cổ thụ đã trải qua bao biến cố, sấm sét, gió mưa bão bùng vẫn xanh tốt, hiên ngang, bất chấp mọi phong ba bão táp.

+ Dáng làng có phần gốc rễ cổ thụ, xù xì, gân guốc phủ rộng gần kín diện tích chậu trồng. Cây dáng làng còn có cành tán rất xum xuê, nhiều cành tán, phân bố trên cao, tạo sự phong sương, dày dạn, trải nghiệm, trông giống một cây cố thụ đích thực. 

+ Thân cây dáng làng phải có sự biến hóa khôn lượng tạo cảm giác có nhiều tầng phát triển và qua biến cố dẫn đến thân cây biến đổi mình tạm gọi đó là sự “biến thân”

+ Để thêm phần sinh động và hình tượng cho chậu bonsai, người ta thường thêm những tiểu cảnh đi kèm như mái đình, bến nước, ghe thuyền, đàn trâu, đàn cò trắng….

Mang nét đẹp tự nhiên và yên bình, cây dáng làng gợi nhớ một thời ấu thơ chăn trâu cắt cỏ, chơi đùa với chúng bạn dưới cây đa mát làng giữa mùa hè oi ả.

Cách làm cây dáng làng
+ Để làm được một cây bonsai dáng làng trước tiên cần chọn nguyên liệu phù hợp (ví dụ sanh, si, đa, đề …) là các dòng cây có sức sống và khả năng biến thân tốt, có nhiều rễ buông từ thân, chi cành. 

+ Thiết kế 1 hoặc nhiều thân chính hoặc rễ bệt biến thành thân, cần có sự tách biệt cần thiết giữa tay tán và rễ, hai phần này sẽ có một khoảng trống là thân. Tạo rễ buông thành vách mang để mang lại nét cổ thụ, già nưa. Thân cây đẹp hơn khi có sự mềm mại bằng những điểm giật và uốn chuyển.

+ Làm sao để hệ rễ cây lan nổi trên mặt đất và lan rộng gần bằng tán cây để đem lại hiệu ứng tốt cho người thưởng lãm.

+ Chi cành của cây dáng làng cần chia ra thành nhiều hướng và tầng lớp khác nhau tạo độ sâu cho tác phẩm.
Số lượng chi không giới hạn nhưng phải  phân phối hài hòa, hợp với cốt của thân bệ.
+ Cây không nhất thiết chỉ có 1 ngọn mà trái lại có thể có nhiều ngọn tùy theo hướng phát triển của các thân và chi cành, các ngọn kết hợp để tạo thành một tổng thể dạng lùm tạo sự cổ thụ và ấm áp.
Link:

Nhận xét