Những điểm có thể làm hỏng cụm rừng bonsai
Khá nhiều chỉ tiết có thể dễ dàng làm mất đi nét rừng của một tác phẩm rừng bonsai. Sau này, khi các bạn thích thú với việc kiến tạo rừng bonsai, các bạn sẽ từ từ khám phá thêm nhiều chi tiết gây hỏng khu rừng. Hiện giờ, mình chỉ mới thấy được vài điểm sau đây để trình bày tới các bạn.
a. Rừng không cây chủ
Trên thực tế, có những cánh rừng không chủ. Nhưng khi bạn muốn thực hiện một cánh rừng như thế, bạn cũng cần tạo cho người xem một điểm khởi đầu.
Bạn thử nhìn cánh rừng ngoài thiên nhiên này xem.
Tuy rằng cánh rừng này trông sàng sàng nhau về độ lớn các cây, nhưng khi bạn đưa ý này vào bonsai, bạn cũng nên tạo độ nhấp nhô (do mặt đất nhấp nhô ) và dùng một cây hơi hơi hơn những cây khác chút xíu đặt ở vị trí khởi điểm của tầm nhìn.
Người Nhật gọi lối làm rừng này gọi là: “Trồng cây cả nắm ” (Tsukami-uye). Theo mình, thực sự kiểu rừng này là để giải quyết số cây ươm quá nhiều không đủ sức ra chậu riêng từng cây (?).
Hình đồ do Cu John Naka vẽ cho kiểu rừng cả nắm:
Chính Cụ John cũng thử thực hiện kiểu rừng trên bằng cách ươm hàng ngàn cây Sweetgum từ cây mọc trước nhà (khoảng năm 2000 ) . Việc này có đăng ở trong bản tin Golden Statement, nhưng rồi sau đó ra sao, không thấy ai nói tới.
Tóm lại, theo mình, mình không thích kiểu rừng trên, những cánh rừng không có cây chủ lực sẽ không tạo được thế rừng.
Thì các bạn cứ bước chân vào rừng cao su thử xem có gì hay ho?
Như mấy khu rừng sau đây trên internet chả hạn.
b.Cây chủ quá mạnh
Ngược lại với trường hợp không rõ cây chủ, nếu cây chủ quá mạnh khiến lấn lướt tất cả những cây trong cụm rừng thì nét rừng của tác phẩm cũng giảm hẳn, trông mấy cây phụ nó chỉ như đám cây bụi loe ngoe bên cạnh cây cổ thụ mà thôi. Bạn thử xem khu rừng này coi sao.
c. Cây chủ cây khách nhập nhằng
Nghĩa là hai cây số 1 và số 2 không phân biệt được. Coi như rừng 2 cọp là không ổn rồi. Trường hợp này rất dễ xảy ra. Ví dụ như tác phẩm rừng cây thích Nhật Bản đẹp đẽ dưới đây, bạn có phân biệt được cây số 1 và cây số 2 không?
d. Vùng cửa rừng
Nếu đã là khu rừng nhìn dọc, tức lá có ý mời người xem xuyên rừng, thì khu rừng nên có có một miếng đất trống trước cửa rừng. Người xem sẽ bắt đầu ánh mắt từ miếng đất “đầy tính mời gọi” này để đưa mắt vào cây chủ và sau đó sẽ xuyên qua rừng rồi thoát ở cuối rừng.
Trước khi vào nhà mà có mảnh sân thì vẫn hay hơn là từ lề đường bước tọt vào nhà chứ nhỉ?
Bạn thử ngắm tác phẩm dưới đây xem bạn có “chỗ để xe” trước khi vào nhà không nào:
Thành thử, nên tạo tính mời gọi ngay tại cửa rừng. Bạn nên lưu ý tới cách xếp đặt: đường vòng cận cảnh sao cho tự nhiên là tăng ngay tính mời gọi.
e. Con đường tình yêu
Hầu hết mọi khu rừng đều có một lối đi hoặc một dòng suối, đó là yếu tố gần như là bắt buộc với mọi khu rừng. Nếu con đường thiết kế xấu quá thì làm giảm hẳn vẻ đẹp của khu rừng. Dưới đây là vài ví dụ:
Đường sạn trắng trong tác phẩm dưới đây tượng trưng cho dòng suối. Tuy rằng nước là “tài lộc” nhưng đâm thẳng vào mặt người xem thì có chút khó chịu.
Còn trong tác phẩm dưới đây, con đường đất đỏ có vẻ thẳng quá làm tác phẩm kém hay:
g. Ven rừng
Đây là điểm ít được giới bonsai để ý nhất khi thực hiện khu rừng. Và đồng thời cũng là điểm gây nhiều tranh luận nhất.
Tất cà là tùy ở mỗi bạn.
Mình chỉ nêu vấn đề, còn thì bạn nào thích kiểu nào, nghĩ kiểu nào có lý thời cứ việc tự nhiên kiến tạo theo ý bạn.
Bạn ngắm thử những khu rừng ngoài thiên nhiên này trước đã.
Vấn đề là: những cây ở ven rừng (nhận nhiều ánh sáng hơn) sẽ mọc nghiêng ra? Hay vẫn mọc thẳng đứng?
Mình thì chịu, không trả lời được. Có chỗ mọc nghiêng ra. Có chỗ vẫn mọc thẳng đứng.Chả hiểu!
Hồi còn trẻ, ông Kimura làm một cụm rừng như thế này.
Thoạt tiên ông Kimura trồng những cây Picea glehnii (một loại Vân Sam) trong chậu cạn vào tháng 3 năm 1981. Vì đa số cây còn non trẻ, ông ta chờ 1 năm sau cho cây bắt đầu phát triển tốt mới ra tay uốn cành vào thế.
Ý ông ta là tạo một khu rừng Vân sam trên vùng núi Nhật bản theo kiểu rừng cổ điển. Nhưng rồi 2 năm sau đó, ông ta suy nghĩ lại.
Theo ông, khu rừng ở trên quá hoàn hảo nên thiếu tính tự nhiên. Thế là ông ta cắt bớt cành và uốn những cây ngoài biên cho ngả ra ngoài cho “có vẻ tự nhiên hơn”.
Trên đây là kết quả khu rừng vào năm 1984. Cũng theo ông Kimura: khu rừng vẫn cần theo dõi và sửa đổi cho hợp với tự nhiên hơn nữa. Chứ cứ như trên thì chưa phải là xong đâu.
Không biết ý bạn thế nào? Mình thì thích kiểu rừng thẳng băng ban đầu hơn.
h. Vùng đất ven rừng
Đây không phải là một vấn đề bắt buộc và có vẻ còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên nên để khoảng trống như đồ hình bên dưới là thuận mắt nhất, tức là khoảng cách bên trái là 1 đơn vị thì trước là 2 đơn vị và bên phải là 3 đơn vị.
i. Mối quan hệ giữa các cây
Đừng để một cây nào bị che khuất hoàn toàn phần thân bởi một cây khác. Nhưng nếu cây bị che khuất một phần thân hoặc một phần tán lá cộng thêm cây bị che khuất có độ cao khá thấp so với cây đứng trước nó thì lại là chuyện tốt, nó dẫn tới 1 hiệu ứng rất hay: người xem nghĩ ngay tới việc cây ở sau ở rất xa so với cây đứng trước, tức là tác phẩm có chiều sâu.
Ví dụ bạn thử ngắm tác phẩm rừng goshin này, mấy cái cây nhỏ nhỏ phía sau đó chính là phần tạo ra chiều sâu của tác phẩm đó.
Theo: Lê Đức Thiện - bonsaininhbinh.com
Nhận xét