Quá trình tạo tác phẩm nổi tiếng “rừng Goshin – người bảo vệ linh hồn” của cụ John Naka

(Pitures from Bonsai Techniques II by John Yoshio Naka, 1990 edition. For training purpose only. Các bạn thông cảm hình chụp từ sách nên hơi mờ, nhưng quan trọng là xem quá trình làm của người ta thế nào thôi, cũng không cần chi tiết lắm)
Năm 1953, Cụ John bị hấp dẫn bởi một cây Foemina Juniper trồng bên đường, gần nhà người bạn. Cây cao cỡ 3 mét và có bộ rễ đẹp. Xin được phép, thế là ….

Trong sách không nói rõ về quá trình đánh bầu, nhưng theo kinh nghiệm riêng của mình thì riêng công đoạn này đã mất 1 năm rồi nếu làm ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, đầu tiên là tỉa cành, 6 tháng sau chồi non đã phát già đi thì tỉa rễ rồi lấp đất lại, 6 tháng sau nữa lá già lần 2 thì mới đánh lên đưa vào chậu. Còn ở đây chỉ giới thiệu quá trình đánh bầu của cụ John Naka, có lẽ cụ làm ở xứ ôn đới vào đầu xuân khi cây chuẩn bị phát chồi nên làm liền một mạch được chăng? Đầu tiên là tỉa bớt cành lá.

Cắt luôn cái ngọn và xé tuột vỏ xuống luôn để mai mốt làm Jin phần ngọn

Tiếp theo là đánh bầu đất

Cây được trồng vào thùng to trong chậu.

Cây cứ được trồng riêng lẻ như thế trong chậu, tới năm 1963 cây đã phát triển tốt (10 năm! lâu quá vậy)

Tới năm 1964, cành nhánh của cây chính được tỉa ngắn lại trước khi đưa vào rừng.

Năm 1964, cùng với 6 cây Foemina Juniper nữa, Cụ John lập một khu rừng 7 cây. Đến năm 1969, khu rừng được đặt tên là “Goshin” (tiếng Nhật có nghĩa tương tự như “ông thần giữ rừng”). Rừng Goshin (7 cây) được chụp năm 1969.
Và đến năm 1973, Cụ John thêm vào đó 4 cây nữa cho đủ số 11 người trong đại gia đình của Cụ. Đến năm 1990 thì Goshin có hình như dưới đây.

Bạn thấy đấy! Phải 20 năm Cụ John mới làm xong khu rừng Goshin (1953-1973). Và từ 1973, Cụ phải chờ thêm tới 17 năm nữa thì Goshin mới thực sự khởi sắc. Tổng cộng 37 năm! (1953-1990).
Tới năm 2003 thì nhìn tác phẩm đã lộng lẫy lắm rồi, tàn lá đã sung mãn hơn nhiều so với hồi năm 1990.

Theo: Lê Đức Thiện - bonsaininhbinh.com

Nhận xét