Tác phẩm rừng trên triền núi của ông Kimura

(Pictures from Bonsai Today n.93, 2004, Sub title KIMURA for training purpose only.)
Đầu tiên ông kiếm 2 miếng đá rồi cưa, xẻ rãnh, gắn dây. Ông dự trù khi khớp với nhau, hai miếng đá sẽ tạo góc 90 độ.

Những cây cho cụm rừng triền núi vốn là hai cụm rừng trong hai chậu bonsai.

Cây được ướm thử trên “chậu”

Và khu rừng triền núi đã hoàn thành như thế này. Có vẻ như tác phẩm hơi ngắn?

Sau đó ông đã chỉnh lại cho 2 viên đã choãi ra khoảng 120 độ khiến cho cụm rừng dài thêm một chút.

Bạn có thấy điểm nhấn của tác phẩm này là bãi cỏ dưới chân đồi. Ông Kimura thấy rằng điểm nhấn này không đủ mạnh về mặt màu sắc để gây ấn tượng, nên ông đã chuyển điểm nhấn của tác phẩm sang dòng suối cạn màu trắng. Lúc này thì khu rừng đã thực sự gây ấn tượng tốt.

Tìm nét đẹp trong tác phẩm rừng của cụ Saburo Kato

Hình chụp từ sách ra nên hơi mờ, mong các bạn thông cảm

Để mình mô tả sơ bộ cấu trúc của khu rừng trước. Những mũi tên vàng là trỏ vào 3 cây, cây chủ, cây phụ tá và cây khách. Từ 3 cây chính đó phát triển thêm một lô các cây con con khác. Cả khóm rừng được trồng trên một địa hình cong cong, cộng thêm khóm cây phụ tá ẩn hiện đằng sau nhắc nhở chúng ta: “còn sâu xa lắm, đây mới là đỉnh đồi thôi”.
Tác giả không tạo một con đường thật sự bằng cát, bằng sỏi, bằng đá trắng v.v nhưng người xem dễ phát hiện ra một con đường duy nhất đi xuyên qua rừng nhờ nghệ thuật sắp đặt các đối tượng. Đó là con đường giữa viên đá và lùm cỏ, quanh co trong rừng và mất hút phía bên phải cái đám xanh xanh (vòng tròn đỏ) đằng sau khu rừng.
Đám cây (hình chữ nhật xanh dương) phía trước chính là những cây tùng mà người ta thường trồng trước cổng và đặt cho chúng cái tên: Nghinh khách tùng (Welcoming Guest Pine). Đây là 1 điểm đặc sắc của khu rừng mà bố con cụ Kato đã thực hiện 75 năm về trước.
Tác phẩm này thiết kế theo kiểu “ngũ đại đồng đường”, chồng trước vợ sau và xung quanh một lô con cháu chắt. Bạn thấy sao? Có tức không khi mà những triết lý nhân sinh của người Nhật ẩn trong tác phẩm được cả thế giới chấp nhận và thậm chí còn thích thú khi khám phá, còn những triết lý của người Việt ta ẩn trong tác phẩm thì chưa có mấy người khám phá, thậm chí ngay giữa những người Việt với nhau còn có ý kiến bất đồng sâu sắc. Mình đang cố nghĩ, hi vọng bạn cũng nghĩ cùng mình, là làm sao để thế giới cũng thích thú với cây của Việt Nam như cây Nhật. Chứ như bây giờ, phân chia phong cách nam rồi phong cách bắc, rồi cây cảnh nghệ thuật rồi bonsai, rồi riêng một định nghĩa chữ rừng thôi cũng tranh cãi chẳng ai chịu ai, rồi bộn bề cuộc sống chen vào, thật là buồn thối ruột. Bạn nghĩ sao? Bạn sẽ làm sao?

Tác phẩm của cụ Kato có ít nhất 1 điểm chưa hay lắm, thật ra đó không phải lỗi của cụ. Nếu bạn nói được điểm đó mình sẽ phục bạn lắm lắm

Theo: Lê Đức Thiện - bonsaininhbinh.com - Tham khảo từ nguồn caycanhvietnam, tác giả Vũ Hưng

Nhận xét