Mục đích: từ tháng 9 tới nay cây có dấu hiệu khựng lại mà đãng lẽ ra phải phát triển mạnh như những cây Cali khác trong vườn. Phải chăng có gì trở ngại trong đất hoặc bộ rễ.
Như thường lệ và thói quen. Đất cần chuẩn bị trước; sàng lọc và trộn theo tỷ lệ 3:3:3:1 (akadama, pumice, lava, than). Lưới lót lỗ thoát nước và luồng kẽm để cột cây vào chậu. Sau đó mới lấy cây ra khỏi chậu cũ và làm rất nhẹ nhàng.
Đất mình dùng kích cỡ như sau: Akadama hạt cỡ 3/8", Pumice hạt cỡ 1/4", Nham Thạch (đen) hạt cỡ 1/8" inches.
Khi lấy cây ra khỏi chậu, thì chỉ có một cọng rễ duy nhất. Và rất nhiều đất thịt bám chặc rễ ngay mặt dưới của lũa. Mình đã cẩn thận dùng đũa lấy bỏ đất thịt và cắt bỏ những cọng rễ đã hư hại.
Vì để giảm sự phá hủy của thời gian với phần lũa gần đất, mình đã cắt một thanh gỗ (2x2) và bắn đinh vào lũa để nâng phần lũa lên cao và cũng để giúp cây đứng vững trong chậu. Sau đó là khoan lỗ vào phần dưới của lũa để cột kẽm cho đẹp.
Vào đất cho cây và dùng đũa lùa đất vào những góc cạnh để nén đất cho chắc và đều. Sau đó mới dùng kềm xiết kẽm cột cây chắc vào chậu. Một khi cây đã chắc lịch trong chậu thì mình có thể cầm cây nhấc hổng mà chậu không xê dịch là bảo đảm sau này có di chuyển cũng không đụng rễ.
Khi hoàn tất, cây cần được tưới thiệt kỹ để cho bụi chảy ra hết, và đợi cho ráo nước thì tưới rong biển. 3 năm trở lại đây mình đã thử nghiệm dùng rong biển thế cho những loại thuốc kích thích rễ như Superthrive thì rất có hiệu quả.
Cuối cùng là dùng dớn khô ngâm nước và đắp trên mặt chậu nhằm giúp giữ ẩm cho cây. Điều rất quan trọng sau khi thay đất là duy trì độ ẩm cho cây, vì thế dớn cần đắp trên mặt để tránh khi có gió đất trong chậu không bị khô.
Sau đó mang cây ra chỗ nắng và khuất gió mà để. Sở dĩ để chỗ nắng vì mùa này ở vùng mình thì cường độ ánh nắng không quá gắt nên miễn cưỡng có thể làm vậy.
Đối với mình vì cây mới thay chậu, cho dù trời nắng hay mưa đều tưới mỗi ngày. Mục đích của mình là làm cho đất khít lại. Tuy nhiên quan niệm này đối với một số người thì lại cho rằng sẽ bị thúi rễ. Nhưng mình quan niệm rằng, đất mình trộn đã sàng lọc kỹ thì không thể nào đọng nước, tưới là chảy ra hết... và bao nhiêu năm qua đều làm như vậy vẫn ổn cả.
Lưới chắn lỗ thoát nước để chất trồng không chảy ra ngoài
Luồng kẽm để cột cây vào chậu cho chắc. Mình dùng kẽm số 4 để cột cho chắc.
Đất trộn với tỷ lệ 3:3:3:1 (akadama, pumice, nhạm thạch đen, than củi). Điều đặc biệt là akadama mình dùng hạt cỡ 3/8”, pumice dùng hạt cỡ 1/4” và nham thạch đem dùng cỡ 1/8” (inches).
Cây chỉ có một cọng rễ duy nhất, Sau khi đã lấy bỏ đất thịt và cắt bỏ hết rễ bị thúi
Ở đáy chậu luôn luôn để một lớp sỏi pumice hạt cỡ 1/4” cao khoảng hơn đốt ngón tay một chút cho dễ thoát nước.
Sau lớp sỏi pumice (1/4”) ở đáy thì rải một lớp than mỏng rồi trên cùng là đất đã trộn với tỷ lệ 3:3:3:1
Để cho cây đứng vững trong chậu nên miếng gỗ đã được bắn ốc vào cây.
Cột cây vào chậu cho chắc... đến độ cầm cây nhấc hổng mà chậu vẫn kiên cố.
Sau khi thay đất và vô chậu mới thì cần phải tưới cho thiệt kỹ để rửa hết bụi bặm còn sót lại trong đất.
Thường người ta khuyên tưới cho tới khi nước chảy ra từ đáy chậu sạch trắng nhưng với cá nhân mình thì lâu hơn. Nguyên nhân vì những hạt sỏi lâu ngày để khô cần có nguồn nước thấm vô rút sạch hết chất bẩn cũng như không khí đọc hại (gas exchange).
Sau khi thay đất thì cần tưới cho thiệt kỹ, rửa sạch những chất dơ bẩn lâu ngày bám trong những hạt sỏi rồi đợi để cho nước ráo mới tưới rong biển hoặc những thuốc kích thích rễ.
Mình bón rong biển thế cho những thuốc kích thích rễ
Tưới rong biển sau khi thay đất sẽ giúp cây mau hồi phục. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân mà mình từng làm với những cây khác với hiệu quả cao.
Vì cây mới thay chậu cần duy trì độ ẩm và để đề phòng gió thổi khô đất nên dớn cần đắp trên mặt chậu.
Dớn khô cần ngâm qua nước trước khi đắp trên mặt chậu.
Ngâm dớn với nước khoảng 5 phút để cho mềm đặng khi đắp trên mặt chậu dễ dàng
Vắt nhẹ cho ráo nước rồi đắp dớn lên mặt chậu nhằm giúp giữ ẩm.
Dớn được đắt trên mặt chậu nhằm giúp giữ ẩm cho cây gặp khi có gió. Chừng vài tuần đến tháng khi cây đã hồi phục thì lấy bỏ.
Vì mùa này (mùa Thu) cường độ ánh nắng không quá gắt nên miễng cưỡng sau khi thay đất có thể mang cây ra nắng để nhưng phải là nơi khuất gió, vì gió có thể dễ dàng thổi khô đất trong chậu.
Tác giả: Anh Uẩn Hà (UHa)
Nhận xét