Bệnh nấm trên cây thông đen do nấm Rhizoctonia gây nên hay còn gọi là (Bệnh Lở cổ rễ, thối gốc, héo rũ, héo khô, héo cây con)

Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con, thường xảy ra trong khu đất cũ đã phát bệnh và ẩm độ cao. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 25-30oC.

Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.

Cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gãy, cây chậm phát triển và thường bị chết.

Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ.

- Biện pháp kỹ thuật, canh tác

+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.

+ Chỉ dùng hạt giống không bị bệnh

+ Không dùng nước tưới nhiễm bẩn để tưới cây

+ Chọn đất trồng phải cao ráo, chất trồng thông thoáng, dễ thoát nước; nắng nhiều. 

+ Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, không bón nhiều đạm.

- Biện pháp hóa học

+ Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trị: ridomil, MANCOZEB, manozeb...

Nhận xét