Hiếm có một người chơi thông đen Nhật nào lại bỏ bê công việc chăm sóc hằng ngày cho đứa con tinh thần của mình. Và một trong những vấn đề làm các tay chơi quan tâm tìm hiểu là các bệnh thường gặp ở cây thông đen Nhật Bản và cách phòng tránh hiệu quả. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được các nhóm bệnh cũng như cách phòng tránh bệnh cho cây thông nhật nhé.

Nhóm các loại bệnh phổ biến thường gặp ở cây thông đen Nhật Bản

Giống như các loại cây cảnh khác, thông đen Nhật cũng là giống loài dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân sâu bệnh hại trong môi trường. Đặc biệt khi nó được trồng ở Việt Nam, yếu tố khí hậu hoàn toàn khác với Nhật. Chính vì vậy nguy cơ nhiễm các loại bệnh là khá cao.

 

Bệnh nấm lá

Tình trạng mưa kéo dài và ẩm ướt là điều kiện sinh sôi nảy nở của các loại vi sinh vật và nấm bệnh phát triển mạnh. Nấm màu trắng, chúng bám chặt ở cả mặt trước và mặt sau khiến lá cây thông dần bị trắng bệch như bị phủ lớp bụi bẩn hay bùn đất.

Bệnh nấm lá trên cây thông đen Nhật Bản

Khi lá thông đen Nhật bị nhiễm nấm chúng sẽ dần bị mất đi màu xanh tươi và chuyển thành màu nâu,  đen đồng thời  teo lại không còn khả năng hấp thu các dưỡng chất. Tình trạng nấm lá kéo dài và không xử lý kịp thời chúng sẽ lan ra cả thân, cành và dần mất đi sự sống của cây.

Nấm lá là một trong các bệnh thường gặp ở cây thông đen Nhật Bản khiến cho các tay chơi cảm thấy e dè và luôn đề phòng cao nhất.

Bệnh rệp lá

Thông thường rệp sẽ tấn công và bám chặt ở các lá non của cây thông đen làm cho lá chùn lại không phát triển được, chúng thường phát sinh theo mùa, chủ yếu là đầu mùa xuân hay cuối mùa thu là thời điểm rệp phát triển nhanh nhất.

Ở những cây thông có sức đề kháng kém sẽ là môi trường cho rệp sinh sôi và nảy nở nhiều hơn.

Bệnh rơm lá

Biểu hiện đầu tiên báo hiệu bệnh rơm lá thông đen là khi bạn phát hiện trên lá có chấm màu vàng rồi lan rộng dần. Lá sẽ bị héo vàng từ chỗ nhiễm bệnh cho đến ngọn lá và khô dần thành màu nâu sẫm hoặc nâu xám

Hiện tượng rơm lá thông rất phổ biến và nó có thể lây lan và khiến các lá thông đen bị xoăn lại với nhau chẳng khác gì những búi rơm nên người ta gọi theo cách dân gian là bệnh rơm lá thông.

Bệnh rơm lá thông không những làm mất giá trị thẩm mỹ mà còn gây thiệt hại cho cây rất lớn.

Bệnh thối cổ rễ

– Nằm trong nhóm các bệnh thường gặp ở cây thông đen Nhật Bản, bệnh thối cổ rễ làm cho các thế bào vỏ rễ bị mất đi, lớp vỏ ngoài bị thối đen làm cho rễ mới khó có khả năng hình thành.

– Cây bị nhiễm bệnh thường có bộ rễ và cổ rễ phồng lên chứa nhiều nước, sau đó sẽ thối dần, mạch dẫn biến thành màu nâu đen thắt lại và đổ gục xuống, phần lá bị khô héo và chết dần.

– Bệnh có thể khiến cho cả hạt giống, mầm hạt và cây con không thể mọc và phát triển bình thường được.

Nguyên nhân của bệnh thối cổ rễ được xác định là do nấm Rhizoctonia và một số ít trường hợp là Fusarium gây ra.

Ngoài những bệnh phổ biến trên, thông đen Nhật còn chịu sự tấn công của rất nhiều loại côn trùng gây hại, đặc biệt phải kể đến là loại nhện đỏ, chúng có kích thước rất nhỏ nhưng sức tàn phá lại rất lớn. Nhện đỏ thường hại cây thông đen bằng cách ăn biểu bì củ lá, hút nhựa cây là cây yếu và chết đi.

Do cây thông đen Nhật thường được trồng trong chậu nên nhện đỏ thường trú ẩn dưới giá thể trồng và sẽ bò ra mặt chậu và bò lên thân cây vào ban đêm để gây hại.

Trên đây là nhóm các bệnh thường gặp ở cây thông đen Nhật Bản. Để đảm bảo cho thông đen Nhật sinh trưởng và phát triển tốt cần có những biện pháp để phòng tránh các loại bệnh trên một cách hiệu quả nhất.

Làm thế nào để phòng tránh các loại bệnh cho cây thông đen Nhật Bản?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chính vì vậy khi có ý định gieo trồng cây thông đen Nhật Bản bạn cần tích lũy cho mình những kinh nghiệm cũng như tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở loại cây này để lên phương án xử lý nhanh chóng hiệu quả nhất.

Bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp ở cây thông đen Nhật Bản như sau:

– Vệ sinh cây thường xuyên, cắt bỏ những lá vàng, lá khô nhằm giúp cây thoáng nắng, gió nhằm đuổi các loại côn trùng ẩn nấp bên trong.

– Trước mùa mưa cần làm cỏ trên mặt chậu cây, xúc một lớp đất trên bề mặt bỏ đi và thay bằng lớp đất mới nhằm loại bỏ các độc tố do bón phân và giúp thoát nước tốt.

– Tránh tưới nước cho cây khi chưa tắt nắng và khi tưới tránh đừng làm ướt lá thường xuyên, chỉ cần tắm cho lá mỗi tuần một lần để làm sạch bụi bẩn bởi các loại rệp, nấm rất thích độ ẩm ướt nên nhanh chóng phát triển làm hại cây.

– Lên kế hoạch định kỳ cho việc cắt tỉa và phun thuốc cho dù cây chưa nhiễm bệnh.

Trên đây là những chia sẻ về các bệnh thường gặp ở cây thông đen Nhật Bản cũng như một vài biện pháp giúp phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các loại bệnh ở cây thông đen Nhật hãy liên hệ với Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường website vuonnhat.net.vn để được cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhé

Theo https://vuonnhat.net.vn/

Nhận xét